Xóa Xăm Có Để Lại Sẹo Không? Một Số Phương Pháp Và Lưu Ý Cần Biết

<

Xóa hình xăm là một chuyện ít ai nghĩ tới khi sở hữu chúng. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy hình xăm không còn ý nghĩa với mình thì xoá xăm sẽ biện pháp duy nhất. Vì thế, xóa xăm có để lại sẹo không?, phương pháp xóa xăm hiện nay, các lưu ý cần biết. Hãy cùng Inhat tìm hiểu trong bài này nhé. 

>>> Xem ngay:

Xóa xăm là gì?

Xoá xăm là sử dụng các công nghệ kỹ thuật để loại bỏ đi những hình xăm không mong muốn. Các kỹ thuật phổ biến được sử dụng đó như: bắn laser, phẫu thuật cắt bỏ, …. Việc xóa xăm khá phức hơn khi xăm nên mức chi phí khá cao và đắt đỏ. 

Một số hình xăm có thể khó xóa do kích cỡ, mực xăm hay các yếu tố khác. Hình xăm cũ thường khó xóa hơn hình mới do mực in sâu trong biểu bì da. 

xóa xăm có để lại sẹo không
Xóa xăm là gì – xóa xăm có để lại sẹo không

Nếu bạn có thắc mắc xóa xăm có để lại sẹo không hay việc xóa xăm có bị kích ứng không thì nên tới bác sĩ da liễu. Tại đây họ sẽ tư vấn cho bạn những cách xóa xăm hiệu quả và an toàn nhất. 

Một số phương pháp xóa xăm hình xăm phổ biến

Xóa xăm có để lại sẹo không còn tùy thuộc vào việc lựa chọn phương pháp xóa xăm nào. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều hình thức xóa xăm giúp bạn đạt được hiệu quả và an toàn như.

1. Xoá xăm bằng tia laser

Cách loại bỏ hình xăm phổ biến nhất hiện này là bằng tia laser Q- switched. Các tia laser Q- switched giải phóng xung năng lượng để phá vỡ màu mực in. Trước khi sử dụng laser, bạn sẽ được tiêm thuốc tê cục bộ. Với các màu mực khác nhau thì điều trị laser khác nhau và bước sóng khác nhau. 

xóa xăm có để lại sẹo không
Xóa xăm bằng tia laser

Ưu điểm

  • Nguy cơ để lại sẹo thấp 
  • Mang tính hiệu quả cao và an toàn
  • Một loại laser đặc biệt được gọi là ND. YAG có thể được sử dụng xóa xăm vĩnh viễn mà không gây thay đổi sắc tố da.

Nhược điểm

  • Chi phí điều trị cao
  • Một số phản ứng của da gây sưng đỏ, bị phồng rộp hoặc chảy máu
  • Hình xăm mờ dần đi. Có thể không thể xóa hoàn toàn trên da
  • Thời gian điều trị nhiều và thường xuyên để đạt được kết quả tối đa.

>>> Xem thêm: Những Điều Bạn Cần Biết Khi Xóa Xăm Bằng Laser

2. Dermabrasion

Dermabrasion là hình thức xóa xăm bằng cách mài mòn da. Trong suốt quá trình, vùng da có hình xăm được làm lạnh cho đến khi gây tê. Kỹ thuật viên sau đó sử dụng thiết bị để mài mòn loại bỏ mực in trên lớp da.

xóa xăm có để lại sẹo không
Xóa xăm bằng Derbrasion- xóa xăm có để lại sẹo không

Ưu điểm.

  • Điều trị với mức chi phí thấp.
  • Chỉ qua một lần điều trị.

Nhược điểm.

  • Sau khi điều trị, vùng da bị xóa xăm sẽ bị đau và khô trong vài tuần.
  • Cần 2-3 tuần để hồi phục
  • Người có làn da sẫm màu có nguy cơ bị biến đổi sắc tố da cao
  • Có thể gây đỏ và chảy máu.
  • Kém hiệu quả hơn và tùy vào tình trạng da của mỗi người. 

3. Xóa xăm bằng cách phẫu thuật ngoại khoa

Hình thức xóa hình xăm bằng hình thức phẫu thuật liên quan đến việc phẫu thuật và cắt bỏ vùng xăm. Đây là hình thức xóa xăm vĩnh viễn đối với loại hình xăm lấn. Trong suốt quá trình phẫu thuật, da sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ.

xóa xăm có để lại sẹo không
Xóa xăm bằng cách phẫu thuật ngoại khoa

Ưu điểm

  • Ít tốn kém chi phí hơn xóa xăm laser.
  • Đạt kết quả xóa xăm vĩnh viễn.

Nhược điểm

  • Xóa xăm có để lại sẹo không?. Nguy cơ để lại sẹo sau điều trị cao.
  • Chỉ thường thực hiện đối với hình xăm nhỏ.
  • Quá trình chữa lành vết thương kéo dài vài tuần. Bôi thuốc mỡ theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp chữa lành và tránh nguy cơ nhiễm trùng. 

Tham khảo thêm phương pháp:Tìm Hiểu Ngay Phương Pháp Xóa Xăm Bằng Dung Dịch

Xóa xăm mất thời gian bao lâu?

Nguyên tắc chính đối với việc xóa xăm là sử dụng năng lượng phá vỡ các hạt mực xăm và để cơ thể tự đào thải. Mỗi hình xăm thường được xăm lên nhiều lớp khác nhau nên sẽ cần nhiều tác động. Không thể xóa xăm trong một lần điều trị.

Thời gian trung bình cho mỗi lần điều trị xóa xăm kích thước nhỏ 15 phút. Thời gian để da hồi phục giữa các lần điều trị cần khoảng 4-6 tuần. 

xóa xăm mất bao lâu
Xóa xăm mất thời gian bao lâu

Tổng số lần điều trị cần thiết phụ thuộc và vị trí, kích thước, màu sắc của hình xăm và kinh nghiệm của bác sĩ da liễu. 

Trung bình mỗi khách hàng sẽ cần tới da liễu 6-8 lần để đạt được kết quả mong đợi.

>>> Chi tiết chi phí xóa xăm: Xóa Hình Xăm Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Xóa Hình Xăm Mới Nhất

Xóa hình xăm có để lại sẹo không?

Xóa xăm có để lại sẹo hay không là câu hỏi mà nhiều khách hàng đặt ra. Xóa hình xăm ở nhà thường có nguy cơ để lại sẹo cao. Do việc xóa xăm rất dễ lây nhiễm, hay sử dụng các chất hóa học không rõ nguồn gốc. Xóa xăm tại nhà có để lại sẹo không cũng phụ thuộc hoàn toàn vào cách thực hiện và kế hoạch chăm sóc hậu làm đẹp của bạn.

xóa hình xăm có sẹo không
Xóa hình xăm có để lại sẹo không

Những lưu ý cần phải biết trước khi quyết định xóa xăm

Để hình xăm mờ dần bạn có thể cần tới nhiều lần điều trị. Nhưng để chúng hồi phục nhanh, bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc sau đây.

lưu ý khi xóa hình xăm
Những lưu ý cần phải biết trước khi quyết định xóa xăm
  • Thực hiện đúng theo đơn thuốc kê của bác sĩ. Bôi thuốc mỡ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm chăm sóc da trong những ngày đầu tiên. Nhằm mục đích hạn chế gây viêm loét và kích ứng.
  • Luôn giữ vùng xóa xăm sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời.
  • Tăng cường hệ miễn dịch. Tăng hệ miễn dịch cho cơ thể giúp bạn giảm nỗi lo xóa xăm có để lại sẹo không.
  • Hạn chế sử dụng chất gây kích thích và rượu bia. 

Một số biểu hiện có thể gặp sau khi xóa xăm

Việc xóa bỏ hình xăm có thể gây ra 3 rủi ro khá nghiêm trọng. 

  • Nhiễm trùng và để lại sẹo. Do sự ảnh hưởng của các môi trường và cơ sở vật chất sẽ khiến cho vùng da bạn bị tổn thương.
  • Da có thể nổi đỏ và nóng rát. Do tác động của tia laser sẽ khiến da bạn bị ửng đỏ. Nhưng nếu trường hợp đó kéo dài trong nhiều ngày thì bạn cần tới bác sĩ ngay. 
  • Các chuyên viên kỹ thuật tẩy xăm không chuẩn khiến da bạn bị mất sắc tố hoặc tăng sắc tố.

Xăm hình ngày càng phổ biến vì thế nên xóa xăm cũng càng được biết tới nhiều hơn. Đi kèm theo đó là những thắc mắc xóa xăm có để lại sẹo không?. Hy vọng qua bài chia sẻ của Inhat thì bạn có thể tìm được giải đáp phù hợp cho bản thân. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

>>> Xem ngay:

5/5 - (1 bình chọn)